Home/Góc phụ huynh/Dinh dưỡng – Sức khỏe cho trẻ/BÀI TUYÊN TRUYỀN THẬN TRỌNG VỚI THỰC PHẨM BÁN TRƯỚC CỔNG TRƯỜNG

Dinh dưỡng – Sức khỏe cho trẻ

Trường mầm non Phong Lan

BÀI TUYÊN TRUYỀN THẬN TRỌNG VỚI THỰC PHẨM BÁN TRƯỚC CỔNG TRƯỜNG

mnphonglan 16/04/2024 Lượt xem: 24


Thực hiện công văn số 304/GDĐT-THCS ngày 05/4/2024 của Phòng GD&ĐT TP Quy Nhơn về việc chấn chỉnh việc ăn quà vặt trước cổng trường; Công văn số 319/GDĐT-HC ngày 10/4/2024  của Phòng GD&ĐT TP Quy Nhơn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các trường học. Trường mầm non Phong Lan xây dựng bài tuyên truyền “về việc thận trọng với thực phẩm bán trước cổng trường” như sau:

  1. THỰC TRẠNG

Thông tin từ báo cáo công tác y tế tháng 3 của Bộ Y tế, trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn quốc đã xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm làm 568 người mắc, 03 người tử vong. Thời gần đây số vụ ngộ độc thực phẩm trong cả nước tiếp tục có dấu hiệu gia tăng, tại Bình Dương vào ngày 03/4/2024 đã có 49 người phải nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm sau ăn bánh mì, bánh bao được phát miễn phí ở lễ hội; tại thành phố Nha Trang liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm vào ngày 01/4/2024 và ngày 05/4/2024 khiến nhiều em học sinh phải nhập viện sau khi ăn sáng tại hàng, quán xung quanh trường học, trước đó vào giữa tháng 3/2024 tại thành phố Nha Trang cũng xảy ra vụ ngộ độc với 369 người mắc. Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà.

Thực phẩm không an toàn đang đe dọa đến sức khỏe của mọi người dân. Nó xuất hiện ở nhiều nơi, thậm chí là trường học – nơi được xem là môi trường an toàn của trẻ. Các loại đồ ăn vặt có chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không an toàn… đang là mối nguy hại tới sức khỏe của học sinh.

Dạo qua cổng các trường học, những quán hàng nằm sát cổng trường hay những xe hàng rong xung quanh bắt đầu hoạt động náo nhiệt mỗi giờ tan học, có thể nhận thấy khá nhiều món ăn khoái khẩu của học trò, các loại nước uống đóng túi với đủ màu sắc, hương vị được bày bán. Mức giá các món ăn vặt chỉ dao động từ 3.000 đồng đến 8.000 đồng, các loại nước chua ngọt màu sắc bắt mắt chỉ có giá 5.000 – 10.000 đồng 1 cốc nên được các em học sinh săn đón nhiệt tình. Tuy vậy, phần lớn đây đều là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác. Thậm chí nhiều món ăn được chế biến, bày bán sát đường đi, không được che đậy. Nguyên liệu để chế biến món bánh tráng trộn, mực khô, thịt bò khô, gà khô, tương ớt đều không rõ nguồn gốc. Dầu, mỡ dùng để chiên rán; xúc xích, cá viên chiên, phô mai… dùng đi dùng lại nhiều lần. Dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không được che đậy.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn cho tiền để trẻ mua quà vặt, nước uống trước cổng trường, dường như các bậc phụ huynh vẫn chỉ chú ý đến bữa ăn bán trú, đến kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học mà chưa thực sự quan tâm đến thịt viên, phô mai chiên, xúc xích rán, các loại nước uống màu sắc sặc sỡ… trước cổng trường bày bán, một số phụ huynh thấy con mình thích ăn, thèm ăn… nên cứ lao vào mua, bên cạnh đó một số phụ huynh cũng hạn chế việc mua quà vặt cho con đến mức có thể, nhưng mà con ăn vạ nên thôi để cho con ăn còn về”. Ðiều này tiềm ẩn nguy cơ đến sức khỏe của trẻ. Những thức ăn đường phố bày bán ở nhiệt độ bình thường, môi trường nhiều bụi, không được che đậy cẩn thận nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do điều kiện thiếu nước, các dụng cụ đựng và chế biến không được rửa sạch và thường bị ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác người chế biến thức ăn đường phố vì chạy theo lợi nhuận nên có thể mua các thực phẩm đầu vào không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh, sử dụng phẩm mầu công nghiệp, đường hóa học trong chế biến thức ăn, đồ uống…

II NỘI DUNG

1. NGUYÊN NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, nấm mốc, vi-rút và ký sinh trùng thường gây: sốt, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn. Còn đối với các phẩm màu nhân tạo (không được phép sử dụng) sản sinh ra chất độc hại làm giảm sự phát triển của não bộ và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe như: ung thư, tổn thương trên gien, độc tính cho thần kinh.

2. MỘT SỐ ĐỒ ĂN VẶT Ở CỔNG TRƯỜNG, MỐI NGUY LỚN CHO SỨC KHỎE HỌC SINH

Các loại bánh kẹo lạ, bim bim, thức uống uống nhiều màu màu sắc… không kiểm soát được các hóa chất, chất phụ gia độc hại và không rõ nguồn gốc, không xuất xứ, không nhãn mác, không hạn sử dụng hoặc có nhưng đa số đều ghi chữ Trung Quốc, Thái Lan… nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt đính kèm, đang được bán tràn lan ở nhiều cổng trường học luôn cuốn hút học sinh và trở thành mối nguy hại cho sức khỏe của thế hệ tương lai. Đây là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc cho học sinh. Việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây ra các triệu chứng cấp tính tức thời như: đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm… Về lâu dài, việc tiêu thụ các thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể và dễ gây ra các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, béo phì… Đặc biệt, các chất hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng… còn tồn dư trong các loại thực phẩm không nguồn gốc sẽ từ từ ngấm vào cơ thể, sau đó tích tụ lại gây bệnh ung thư.

Vố số những đồ ăn nhanh hấp dẫn học sinh quanh các trường học

 

Các chai nước ngọt, trà sữa với nhiều màu xanh đỏ với giá chỉ từ 7000đ đến 10.000đ cũng là đồ uống mà học sinh thường mua sau mỗi giờ tan trường.

Các loại thức uống nước uống nhiều màu sắc bắt mắt

Để thu hút các em học sinh nhiều loại còn được lồng ghép vào các đồ chơi như trứng, súng, hoa, nhẫn đeo tay. Các loại kẹo này người ta có thể sử dụng cả màu tổng hợp, chất cấm để sản xuất bởi màu sắc chúng rất sặc sỡ có thể làm nứt da hay làm dị ứng cũng như nghẹt mũi, khó thở. Ngoài ra phẩm màu công nghiệp có lẫn tạp chất, là những chất độc hại nên cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe, sự phát triển cơ thể và não bộ của trẻ em.

Các loại kẹo còn được lồng ghép nhiều đồ chơi bên trong thu hút được rất nhiều trẻ em

Trong xúc xích có nitrit được sử dụng như một chất bảo quản. Trong quá trình đun nấu, nitrit kết hợp với amin tự nhiên trong thịt, cá để hình thành hợp chất nitrosamin gây ung thư. Hợp chất này còn có thể gây ung thư khoang miệng, bàng quang, thực quản, dạ dày và não. Không phải tất cả các loại xúc xích trên thị trường đều chứa nitrit. Bởi theo một số phương pháp hiện tại, nitrit chủ yếu được sử dụng cho việc tạo màu, cho quá trình bảo quản. Hiện nay, món xúc xích có mầu bảo quản đã dần bị khách hàng tẩy chay. Do vậy người mua cần xem kỹ thành phần của xúc xích, không mua sản phẩm có chứa nitrit.

Những món ăn như tôm viên, cá viên, bò viên, gà viên, phô mai chiên, xúc xích rán, thịt xiên nướng, Dùng dầu ăn chiên lại nhiều lần thì các chất gây hại sinh ra càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây ung thư

Ðối với các chất bảo quản thì hàn the làm chậm quá trình phân hủy thực phẩm; khiến thịt, cá giữ được vẻ tươi lâu hơn và làm cho thực phẩm như bún, bánh phở, bánh cuốn, bánh đa, giò, chả và nhiều thức ăn khác trở nên giòn, dai. Hàn the mà các gia đình dùng cho sản xuất bánh phở, bún… cho vào thực phẩm là hàn the công nghiệp, có nhiều tác hại tới sức khỏe con người. Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người sử dụng. Khi vào cơ thể hàn the khó bị đào thải mà tích tụ ở gan, khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây bệnh mãn tính. Nếu sử dụng nhiều, nó gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, gây ban đỏ dẫn đến da bị tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, suy giảm trí nhớ hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể.

Những chiếc xe hàng rong với đầy đủ các loại thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, bao bì, rất khó kiểm chứng về nguồn gốc và an toàn thực phẩm

  1. CÁCH NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN THỰC PHẨM “BẨN” TRƯỚC CỔNG TRƯỜNG HỌC?

Để hạn chế việc sử dụng đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh trước cổng trường các gia đình và nhà trường, chính quyền địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết.

*Với các bâc phụ huynh

Các bậc phụ huynh nên hạn chế việc để con em mình sử dụng đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, bày bán trước cổng trường:

– Dặn dò con tránh xa những món ăn vặt ngoài cổng trường

– Cha mẹ cũng không nên nuông chiều con và kiên quyết, không mua quà cho con ở cổng trường, tránh những hệ lụy xấu về sức khỏe cho con em mình.

– Chọn những loại những đại lý, cửa hàng có uy tín để mua và sử dụng thực phẩm an toàn.

– Chọn mua những thực phẩm có nhãn mác, được quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu rõ ràng,

– Đồng thời các bậc phụ huynh nên quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn con em chọn mua những sản phẩm chất lượng, tránh xa các loại bánh kẹo, thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh. Mỗi người nên nói “không với hàng rong, quán vỉa hè ẩm thấp, bụi bặm, không được che đậy, gần cống rãnh, thiếu nước sạch”

 

*Về phía nhà trường

Tổ chức tuyên truyền cho giáo giáo viên, nhân viên, người lao động không mua thức ăn, thức uống tại các điểm kinh doanh hàng rong, xe đẩy… không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đã tổ chức lồng ghép giáo dục trẻ vào hoạt động dạy, hoạt động chơi…dưới mọi hình thức.

Nhà trường đề xuất chính quyền địa phương có giải pháp cụ thể hạn chế tình trạng bán quà vặt, hàng rong khu vực xung quanh trường học. Tuy nhiên, đến nay, nhiều người bán hàng, nhất là những người bán hàng rong nơi cổng trường vẫn chưa biết hoặc biết mà chưa thực hiện đúng theo quy định. Còn các ngành chức năng liên quan chủ yếu mới dừng lại ở tuyên truyền, nhắc nhở hoặc tịch thu tang vật mà chưa tiến hành xử phạt. Các ngành chức năng cần hành động cương quyết hơn; thường xuyên kiểm tra, xử lý đối với các cá nhân buôn bán hàng rong bán hàng kém chất lượng, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, tác động tiêu cực đến sức khỏe của học sinh.

 

 

 

                                                                 Quy nhơn, ngày 15 tháng 4 năm 2024

Tác giả: Trường MN Phong Lan