Home/Dinh dưỡng – Sức khỏe cho trẻ, Góc phụ huynh, Kỹ năng nuôi dạy trẻ, Uncategorized/Cách giữ ấm cơ thể cho trẻ những ngày thời tiết lạnh giúp trẻ khoẻ mạnh suốt mùa đông

Dinh dưỡng – Sức khỏe cho trẻ

Trường mầm non Phong Lan

Cách giữ ấm cơ thể cho trẻ những ngày thời tiết lạnh giúp trẻ khoẻ mạnh suốt mùa đông

mnphonglan 29/12/2024 Lượt xem: 9


Thực hiện Kế hoạch số 08/KH-MNPL ngày 12 tháng 9 năm 2024 Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2024-2025 của Trường Mầm non Phong Lan;

Căn cứ căn cứ vào điều kiện thời tiết mưa kéo dài, nhiệt độ thấp, không khí lạnh rét  hiện nay tại địa phương:

Thời tiết miền trung nói chung nói ching và tỉnh Bình Định đã chuyển lạnh, trời rét, trẻ em dễ bị ho và viêm phổi đây cũng là lúc các bậc phụ huynh quan tâm đến vấn đề sức khỏe của trẻ luôn được bảo vệ và mạnh khỏe, giữ ấm cho con, nhất là khi đi ra ngoài và đi học. Tuy nhiên, nếu không biết cách mặc ấm cho trẻ vào mùa đông cũng có thể khiến bé mắc những nguy cơ xấu về sức khỏe. Thời tiết mùa đông lạnh, giá rét, hanh khô và thay đổi thất thường, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe không những của người lớn mà nhất là trẻ nhỏ.

Đối với giáo dục mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời. Chính vì vậy để công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao điều không thể thiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình nhà trường, tạo sự thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về phương pháp, cách thức, hình thức tổ chức trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường cũng như trong gia đình. Chính vì vậy nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học cho các bậc cha mẹ trẻ về cách nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tới các bậc cha mẹ trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần.

Để cơ thể trẻ được bảo vệ và chống lại những căn bệnh của mùa đông, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:

1.Mặc quần áo đủ ấm

Chúng ta nên lưu ý đến 4 vị trí trên cơ thể của trẻ cần giữ ấm: bàn chân, ngực, cổ và đầu. Phụ huynh chú ý khi đưa con đi học buổi sáng sớm nên chú ý giữ ấm cho con, nhất là vùng mũi của trẻ.

Cha mẹ nên nắm quy tắc 4 ấm 1 lạnh này một số nguyên tắc như:

1.1. Giữ ấm bàn tay: Cha mẹ cần chú ý không để ra mồ hôi, không để lạnh.

1.2. Giữ ấm vùng lưng: Việc giữ lưng ấm không khó nhưng phải chú ý giữ ấm vừa phải, tránh trường hợp lưng bị đổ mồ hôi không lau kịp thời, mồ hôi thấm ngược lại cơ thể trẻ sẽ rất nguy hiểm.

1.3. Giữ ấm vùng bụng: bảo vệ chủ yếu phần dạ dày non nớt, không nhiễm lạnh, tốt cho đường tiêu hóa thì cha mẹ phải hết sức chú ý. Không để trẻ nô đùa quá mức, mặc áo quá ngắn.

1.4. Giữ bàn chân ấm bằng cách đi tất, đi giày. Đôi bàn chân bình thường chứa rất nhiều mạch và huyệt, nên với trẻ là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể trẻ. Cha mẹ không giữ được bàn chân trẻ ấm thì nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cúm…

1.5. Giữ thoáng mát vùng đầu của trẻ: cha mẹ nên chuẩn bị sẵn những chiếc mũ ấm khi muốn cho trẻ ra ngoài vào thời tiết lạnh. Còn khi trẻ ở nhà, mũ là thứ không cần thiết.

Nắm rõ và thực hiện quy tắc 4 ấm 1 lạnh, cha mẹ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh trong suốt mùa đông dù thời tiết giá rét.

 

 

Hãy mặc cho trẻ nhiều lớp quần áo mỏng thay vì ít lớp quần áo dày. Một quy tắc cơ bản là cha mẹ nên mặc cho trẻ nhiều hơn một lớp so với người lớn trong cùng một điều kiện thời tiết. Nên lựa chọn cho trẻ những món đồ quần áo co giãn tốt và dễ cởi để có thể linh hoạt điều chỉnh số lớp áo hợp lý.

Hãy mặc cho trẻ nhiều lớp quần áo mỏng thay vì ít lớp quần áo dày

Một lưu ý khác là quần áo mùa đông của trẻ cũng nên dễ thấm hút mồ hôi và cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra mồ hôi ở lưng trẻ để đảm bảo số lớp quần áo là vừa đủ, để mồ hôi không toát ra và thấm ngược lại lưng trẻ cơ thể trẻ sẽ rất nguy hiểm (làm trẻ nhiễm lãnh, trẻ dễ bị ho, sốt, viêm phế quản, viêm phổi..). Không chỉ vậy, được mặc quá ấm, trẻ có thể tiết nhiều mồ hôi dẫn đến lượng nước tiểu trong cơ thể bị ít đi gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu.

  1. Bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ

Không khí lạnh, khô có thể lấy đi độ ẩm trên da, khiến da trẻ bị nứt nẻ và thô ráp. Nếu thấy bất kỳ vùng da nào của trẻ bị khô, ngay lập tức thoa cho trẻ một lượng vừa đủ kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ.

Không nên mặc cho trẻ quá nhiều lớp – để tránh làm trẻ toát nhiều mồ hôi, gây tác nghẽn mạch máu và kích ứng da, hay quá ít lớp quần áo – khiến da trẻ càng bị mất ẩm hoặc làm trầm trọng các vấn đề về da trước đó.

  1. Giữ ấm an toàn khi ngủ

Vào mùa đông, chăn bông dày, chăn lông cừu là những vật dụng giữ ấm đặc biệt hữu ích với giấc ngủ của người trưởng thành, nhưng với trẻ nhỏ, sử dụng chăn đủ ấm cho trẻ ngủ, chăn che đến ngang ngực trẻ để đảm bảo mặt trẻ không bị che phủ khi ngủ

 

  1. Liên tục cấp nước cho trẻ

Mất nước là một trong những nguyên nhân gây cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ. Vì vậy, việc liên tục cấp nước cho trẻ là lưu ý quan trọng không kém để trẻ luôn khỏe mạnh ngay cả trong thời tiết rét kỷ lục.

Hãy tạo cho trẻ thói quen uống đủ nước và khuyến khích trẻ luôn uống nước sau mỗi bữa ăn cũng như sau khi tham gia các hoạt động thể chất. Thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách thêm vào nước của trẻ vị rau, vị trái cây. Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và rau củ có hàm lượng nước cao, như cần tây, dưa hấu, v.v… trong cả bữa ăn chính và bữa phụ. Cho trẻ uống nước ấm, thay vì nước lạnh.

  1. Loại bỏ mọi nguy cơ gây cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ

Nhiều người lầm tưởng rằng thời tiết giá lạnh là nguyên nhân gây cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chính virus sinh sôi nhiều trong mùa đông mới là “thủ phạm” thực sự. Vì vậy, thường xuyên cho trẻ rửa tay sạch sẽ với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn và ngay sau khi đi học, đi chơi về là cách đơn giản mà hữu hiệu nhất để loại bỏ mầm bệnh. Bản thân những người hay tiếp xúc với trẻ nhỏ cũng nên rửa tay đều đặn.

 

  1. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều kiện tiên quyết giúp trẻ duy trì sự khỏe mạnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt. Vào thời điểm này trong năm, hệ miễn dịch của trẻ thường bị suy yếu do điều kiện thời tiết, vì vậy cha mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như súp lơ xanh, ớt chuông đỏ, tỏi, gừng, rau chân vịt, hải sản giáp xác, sữa chua và các loại trái cây thuộc chi cam chanh (bưởi, cam, quýt, chanh, cam canh).

Đồng thời, đa dạng hóa các bữa ăn của trẻ để đảm bảo cơ thể trẻ nhận được đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết để vượt qua thời tiết lạnh giá của mùa đông.

                           

                                                      Quy Nhơn, ngày 28 tháng 12 năm 2024                                             

                                                Tác giả: Trường MN Phong Lan – Nguồn sưu tầm