Home/Thông Báo, Uncategorized/Công khai cuối năm học 2019-2020 (Thực hiện theo thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tao)

Thông Báo

Trường mầm non Phong Lan

Công khai cuối năm học 2019-2020 (Thực hiện theo thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tao)

mnphonglan 14/11/2020 Lượt xem: 12


PHÒNG GD-ĐT TP QUY NHƠN        CỘNG  HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM    

TRƯỜNG MN PHONG LAN                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 71/BC-MNPL                                 Quy Nhơn, ngày 27 tháng 07 năm 2020

 

Báo cáo

 Kết quả thực hiện Quy chế công khai năm học 2019-2020

 (Kèm theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

         

Thực hiện Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống  giáo dục quốc dân. Trường Mầm non Phong Lan Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Quy chế công khai năm học 2019-2020 cụ thể như sau:

  1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

1- Thuận lợi

Trường MN Phong Lan luôn được sự chỉ đạo, quan tâm của cấp ủy Đảng, lãnh đạo Phòng Giáo dục-Đào tạo về cơ sở vật chất và công tác chuyên môn.

Đội ngũ CBVC nhiệt tình, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, được đào tạo chuẩn giáo viên mầm non.

Ban đại diện cha mẹ trẻ trong nhà trường luôn quan tâm phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục chăm sóc nuôi dưỡng trẻ giữa gia đình và nhà trường.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường ngày càng đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.

2- Khó khăn

Cơ sở vật chất, diện tích các phòng chưa đáp ứng đúng với chương trình giáo dục mầm non, các phòng chức năng còn sử dụng chung.

Một số cha mẹ trẻ chưa thật sự phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Khả năng của một số giáo viên còn hạn chế. Phong trào mũi nhọn trong nhà trường đạt kết quả chưa cao.

  1. BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 3 CÔNG KHAI

Vấn đề công khai trong giáo dục đang được người học, phụ huynh và xã hội rất quan tâm; công khai trong giáo dục là cơ sở phát huy dân chủ trong hoạt động nhà trường. Việc phổ biến, tổ chức thực hiện Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; phù hợp với hoạt động thực tiễn tại cơ sở giáo dục mầm non.

Công khai nhằm đảm bảo: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Dân ở đây là người học, phụ huynh, các thành viên của cơ sở giáo dục và xã hội. Theo đó các thành viên trong nhà trường, người học, phụ huynh và xã hội cùng thực hiện những nội dung công khai.

  1. Kết quả công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế năm học 2019-2020

a/ Cam kết chất lượng giáo dục

* Điều kiện về đối tượng tuyển sinh vào lớp đầu cấp

Đầu năm học 2019-2020 trường MN Phong Lan đã triển khai và nghiêm túc thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo về công tác tuyển sinh và các khoản thu đầu năm học. Trường đóng trên địa bàn phường Đống Đa có nhiều trường tư thục, đa số phụ huynh đều muốn cho con học tại trường nên hàng năm nhà trường thu nhận trẻ vượt chỉ tiêu so với ngành giao. Trường MN Phong Lan có quy mô vừa, cơ sở vật chất được xây dựng, sửa chữa ngày càng khang trang. Năm học 2019-2020 trường là 01 trong 5 trường  chuyển đổi là loại hình công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính. Do vậy áp lực tuyển sinh trẻ hàng năm đối với trường rất lớn. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhà trường đã ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên trong hội đồng. Thông báo cụ thể đến phụ huynh về thời gian tuyển sinh, số lượng trẻ cần tuyển ở từng độ tuổi, địa điểm tuyển sinh để phụ huynh nắm và liên lạc khi có nhu cầu gửi trẻ.

Hằng năm nhà trường ký hợp đồng với cơ quan y tế tổ chức khám sức khỏe cho trẻ hai lần/năm học, khám sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên một lần/năm học. Nhà trường có 1 cán bộ y tế chuyên trách theo dõi sức khỏe trẻ thường xuyên

Nhà trường thường xuyên giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Có đầy đủ tài liệu, tranh ảnh tuyên truyền giáo dục hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường được dán ở góc tuyên truyền cho phụ huynh và trẻ xem.

Thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học, trước cổng trường vào ngày thứ 7 tuần 3 hàng tháng. Thực hiện các hoạt động về y tế trường học phòng học được lắp hệ thống đèn chiếu sáng theo quy định, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; đủ công trình vệ sinh và nước sạch dùng cho trẻ. Trẻ có ý thức ngồi đúng tư thế khi ăn và học, không cho trẻ đi chân đất xuống nền nhà. Cô giáo và cô nuôi mặc bảo hộ khi chăm sóc trẻ

Trẻ cân nặng phát triển bình thường theo độ tuổi:

Về cân nặng: Kênh bình thường có 213/225 trẻ, đạt 94,7% trẻ, Kênh +2 có 08/225 trẻ, đạt 3.6%, Kênh +3 có 03/225 trẻ, đạt 1,3%, Kênh -2 có 01/225 đạt 0.44%

Về chiều cao: Kênh bình thường có 221/225 trẻ, đạt 98%; Kênh +2 có 02/225 trẻ đạt 0.89%, Kênh -2 có 02/225 đạt 0,89%.

( Trong đó: – Nhà trẻ:

– Mẫu giáo:

Căn cứ các mục tiêu của lĩnh vực phát triển thể chất giáo viên lên kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ phù hợp theo từng độ tuổi. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Trẻ có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Trẻ có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Trẻ được chăm sóc theo chương trình giáo dục mầm non, đảm bảo mục tiêu của 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ. Trẻ được rèn một số kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ. Trẻ biết tự phục vụ mình một số việc phù hợp với lứa tuổi.

Trẻ được rèn trong môi trường sinh hoạt tập thể, việc ăn ngủ của trẻ cũng có tính chất tập thể nên trẻ có một số kỹ năng thói quen tốt trong việc tự phục vụ bản thân như vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn; biết xếp bàn ghế trước và sau khi ăn; xếp giường chiếu gối trước và sau giờ ngủ. Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân

Trẻ đạt về chiều cao và cân nặng. Thực hiện tốt các vận động cơ bản, biết phối hợp các vận động nhịp nhàng, định hướng được không gian, có kỹ năng qua các hoạt động có sự khéo léo của đôi bàn tay và chân. Trẻ có được một số kỹ năng và thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể cũng như trong ăn ngủ (Biểu mẫu số 1)

  1. Chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục thực tế (Biểu mẫu số 2)

* Thực hiện chương trình giảng dạy

Năm học 2019-2020 nhà trường có 225 trẻ vượt chỉ tiêu so với ngành quy định ( năm 2019-2020 chỉ tiêu phòng giao là 170 trẻ )

– Tổng số nhóm lớp: 06 nhóm, lớp;

– Tổng số trẻ: 225/170 trẻ ( đạt 132,4%)

Trong đó:    + Tổng số trẻ đi nhà trẻ: 33/225 trẻ trong độ tuổi, tỷ lệ 14,7%

+ Tổng số trẻ đi MG: 192/225 trẻ trong độ tuổi, tỷ lệ 85,3%

+ Riêng trẻ 5 tuổi ra lớp: 51/225 trẻ, tỷ lệ 22,7%

100% trẻ học bán trú cả ngày tại trường, trẻ được chăm sóc tận tình chu đáo, đảm bảo về sức khỏe, cân nặng và chiều cao. Năm học 2019-2020 nhà trường không có trẻ em khuyết tật. Số trẻ em được ăn tại trường là 225 trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng được chăm sóc đặc biệt. Trẻ khuyết tật được hòa nhập cùng các bạn.

Kế hoạch tổ chức chăm sóc giáo dục cho trẻ của nhà trường giáo viên đều bám sát mục tiêu của lĩnh vực phát triển nhận thức để cung cấp kiến thức, sự hiểu biết cho trẻ thông qua các hoạt động và từ những trãi nghiệm cuộc sống, những hiện tượng tác động bên ngoài trẻ được tận mắt nhìn thấy để từ đó trẻ có vốn hiểu biết ngay từ khi còn ở trường mầm non.

Trẻ được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa theo Thông tư 28, nên giáo viên chủ động lên kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ trong việc lựa chọn đề tài bám sát mục tiêu theo 5 lĩnh vực. Ngoài ra trẻ có được một số kỹ năng chăm sóc, vật nuôi, cây trồng. Trẻ chơi đoàn kết thương yêu cùng bạn trong lớp, có mối quan hệ thân thiện với mọi người xung quanh.

– Nhà trường cử CBGV cốt cán tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do phòng Giáo dục tổ chức và nhà trường triển khai trong toàn thể GVNV trong nhà trường về các nội dung đã được tập huấn.

– Tiếp tục thực hiện đại trà chương trình GDMN sau chỉnh sửa theo Thông tư 28. Dựa vào tình hình thực tế nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp, giáo viên và trẻ, đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

– Điều tra trẻ ở các phường đang học tại trường và phối hợp với trường MG phường Đống Đa điều tra phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2019-2024.

– Bổ sung trang thiết bị GD, tài liệu, phương tiện cho cô và trẻ, ĐDDH, ĐC theo danh mục tối thiểu để thực hiện tốt chương trình GDMN. Phát động phong trào tự làm ĐDDH, ĐC bằng nguyên vật liệu trong thiên nhiên và các nguyên vật liệu thải bỏ có sẵn để phục vụ các hoạt động cho cô và trẻ.

– Theo dõi sự phát triển của trẻ 5 tuổi thông qua Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, sử dụng Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi và theo dõi đánh giá trẻ theo 5 lĩnh vực của từng độ tuổi. Đánh giá trẻ theo các độ tuổi, mẫu giáo 5 tuổi theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi nâng cao tỷ lệ trẻ đạt 120 chỉ số, 28 chuẩn và 4 lĩnh vực phát triển.

– Tăng  cường GD kỹ năng sống cho trẻ; Kỹ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, tự bảo vệ an toàn, lễ phép  với người lớn, mạnh dạn trong giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.

– Tiếp tục thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giáo dục tài nguyên môi trường, biển, hải đảo và sử dụng công nghệ thông tin vào chương trình CSGD trẻ.

– Củng cố các chuyên đề trọng tâm theo từng năm học và cụ thể từng tháng.

– Tổ chức và tham gia hội thi GVDG các cấp, phong trào viết SK.

* Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình

– Nhà trường có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà thông qua các bảng biểu tuyên truyền của nhà trường, của các lớp tuyên truyền với cha mẹ trẻ về công tác chăm sóc giáo dục trẻ và những điều cha mẹ trẻ cần biết. Kết hợp quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, nhận thấy trẻ có những biểu hiện cần chăm sóc giáo dục thêm ở nhà, giáo viên trực tiếp trao đổi với cha mẹ trẻ để tiếp tục chăm sóc giáo dục khi trẻ ở nhà

– Tuyên truyền trong cha mẹ trẻ về CSGD, về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, phối kết hợp với cha mẹ nâng cao chất lượng CSGD trẻ, các nội dung phòng chống dịch bệnh thông qua các buổi họp cha mẹ trẻ, sổ bé ngoan, bảng biểu, góc tuyên truyền của nhà trường và các nhóm lớp.

– Làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh, phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc trẻ đạt hiệu quả cao.

– Tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ, hội thi để tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tới mọi gia đình

* Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

– Tổ  chức cho CBGVNV tập huấn bồi dưỡng chuyên môn phòng Giáo dục Đào tạo tổ chức hằng năm, các chương trình phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Đảm bảo VSATTP, vệ sinh phòng bệnh phòng dịch, phòng chống béo phì, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, chăm sóc đặc biệt trẻ khuyết tật, đảm bảo an toàn, phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ.

– Thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh thường xuyên và theo lịch. Hàng tuần tổ chức tổng vệ sinh vào thứ 3, thứ 6 và cuối tháng.

– Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng, định kỳ, đột xuất và theo kế hoạch đề ra (kiểm tra khâu tiếp phẩm, khâu chế biến, cân đối định lượng ăn trong ngày và chất lượng ăn của trẻ)

– Hàng năm tổ chức thi cô nuôi giỏi cấp cơ sở, thi món ăn mới chào mừng các ngày lễ.

– Phối hợp với trạm y tế phường Đống Đa, Bệnh viện Hòa Bình tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, theo dõi qua biểu phát triển cân đo hàng tháng, hàng quí. Tổ chức cho trẻ đánh răng, súc miệng nước muối sau khi ăn, rửa tay bằng xà phòng khi làm vệ sinh, đi tiêu tiểu, phun thuốc diệt muỗi, phòng chống dịch bệnh theo mùa như sốt xuất huyết, sởi, tay, chân miệng…

– Sử dụng cloramin B để vệ sinh đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

– Trẻ được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi qua biểu đồ tăng trưởng.

– Tổ chức khám sức khỏe cho trẻ định kỳ 2 lần/năm. Trẻ được cân đo vẽ biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm. Kết quả sức khỏe trẻ như sau:

Cân nặng/Chiều cao Đầu năm Cuối năm Tăng Giảm
Cân nặng Kênh bình thường 198/217 (91,2%) 213/225 (94,7%) 3.5%
Kênh +2 13/217 (6%) 08/225 (3.6%) 2,4%
Kênh +3 05/217 (2.3%) 03/225 (1,3%) 1%
Kênh -2 01/217 (0.46%) 01/225 (0.44%) 0,02%
Chiều cao Kênh bình thường 213/217 (98%) 221/225  (98%)
Kênh +2 02/217 ( 0,92%) 02/225 (0,89%) 0,03%
Kênh -2    02/217 (0,92 %) 02/225 ( 0,89%) 0,03%

 

* Tình hình đội ngũ CBVC và phương pháp quản lý nhà trường

– Tăng cường đổi mới công tác tổ chức quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ năm sau cao hơn năm trước, đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, Tham mưu, tuyên truyền, vận động và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực của địa phương cho công tác xây dựng nhà trường phát triển của công tác giáo dục.

– Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường, phân công nhiệm vụ từng thành viên, xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, lối sống, tập thể sư phạm đoàn kết. Xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa chính quyền và công đoàn. Qui chế chi tiêu nội bộ CBVC thực hiện tốt phê và tự phê bình, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng đội ngũ trong sạch, vững mạnh.

– Xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần đầy đủ. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch và rút kinh nghiệm kịp thời trong tháng.

– Công tác kiểm tra nội bộ được thực hiện theo kế hoạch năm, tháng, tuần ngay từ đầu năm học với các hình thức: Định kỳ, đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, về các nội dung chuyên môn, nuôi dưỡng, thực hiện chương trình GDMN mới trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Đảm bảo chế độ chính sách cho CBVC kịp thời.

– Quản lý hành chính, tài chính, hồ sơ sổ sách của nhà trường đầy đủ đúng quy định. Thực hiện có hiệu quả việc phân cấp quản lý tài chính tự chủ, thu chi và sử sựng các nguồn tài chính đúng nguyên tắc. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm. Công khai tài chính rõ ràng cho cha mẹ trẻ trong ngày và hội đồng sư phạm hàng tháng.

– Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị ĐDDH-ĐC, bảo quản tài sản trong nhà trường.

– Tích cực tham mưu với các cấp, phòng GD-ĐT TP Quy Nhơn, phối hợp với cha mẹ trẻ đẩy mạnh công tác XHH giáo dục từng bước đầu tư, cải tạo CSVC trong nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và bảo quản tài sản của nhà trường.

– Đổi mới công tác quản lý nhà trường. Hoàn chỉnh bổ sung qui chế hoạt động của nhà trường và lề lối làm việc của các tổ. Bổ sung qui chế chi tiêu nội bộ theo năm học và tự chủ tài chính của nhà trường. Thực hiện ba công khai theo quy định. Qui định chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Quản lý trường theo điều lệ trường Mầm non mới ban hành, triển khai kịp thời các văn bản của Ngành. Tập thể CBVC làm việc theo quy chế. Đánh giá xếp loại thi đua và khen thưởng kịp thời, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.

– Vận động CBVC tham gia các hoạt động xã hội như: Hiến máu nhân đạo, ủng hộ quỹ người nghèo… Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, quyền lợi, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBVC trong  biên chế và hợp đồng.   

* Trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 2 theo Quyết định số 158/QĐ-SGDĐT ngày 14/01/2016 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định;

*  Nhà trường được công nhận và cấp Bằng công nhận Trường mầm non Phong Lan thành phố Quy Nhơn đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2016, theo Quyết định số 763/QĐ-UBND ngày 09/03/2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Định

  1. Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng nhà trường

          a/ Về cơ sở vật chất

Trường mầm non Phong Lan thành phố Quy Nhơn được thành lập từ năm 1980, là đơn vị thuộc loại hình trường Mầm Non công lập tự chủ về tài chính, khuôn viên rộng rãi, thuận tiện cho việc đưa đón trẻ của phụ huynh. Trường có 01 điểm trường tại 1063 Trần Hưng Đạo thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, với 6 nhóm, lớp, phòng học kiên cố, có cổng trường, tường rào bao quanh… Có sân chơi rộng rãi thoáng mát, có đồ chơi ngoài trời, có góc thiên nhiên, vườn hoa của bé.

– Tổng số diện tích trong nhà trường: 966,2m2. Diện tích đất xây dựng 325,2 m2. Cảnh quan môi trường sạch sẽ.

– Có 6 phòng học: Mỗi phòng diện tích 36 m2– 55m(2 phòng 26 m2 , 4 phòng 55m2). Bình quân 1,30m2/trẻ. Lớp học có đủ ánh sáng, thoáng mát. Bình quân 1,5m2/trẻ., tường ốp gạch men. Phòng học kết hợp tổ chức cho trẻ ăn ngủ. Các lớp có hiên chơi diện tích 48m2. Bình quân 0,21m2/trẻ. Có nhà vệ sinh lớp học: 06 nhà = 40 m2 (Bình quân mỗi nhà vệ sinh lớp học 6,67 m2)

– Phòng thể chất cho trẻ 36 m2

– Phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có diện tích 36m2. Được trang bị đầy đủ các phương tiện, máy tính để làm việc,

– Phòng y tế, có diện tích 9 m2có trang bị tủ thuốc học đường.

– Bếp ăn một chiều diện tích 47,7 m2 được trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, được sắp xếp theo quy trình bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn.

– Nhà vệ sinh CBVC: 01 nhà = 15 m2

– Khu vực để xe diện tích 37,08m2 được xây dựng bán kiên cố

– Sân chơi diện tích là 641m2 được lát gạch, có cây xanh che bóng mát, vườn cổ tích, bồn hoa, có các loại đồ chơi ngoài trời, đảm bảo an toàn phù hợp với trẻ.

– Khuôn viên và các công trình đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non

– Công trình nước sạch: Nguồn nước máy và hệ thống nước lọc

– Nguồn điện: trường có nguồn điện

– Có kết nối Internet

– Trang thông tin điện tử riêng của trường

– Có Tường rào xây kiên cố (Biểu mẫu số 3)                  

          b/ Về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên

– Tổng số CBVC gồm 19 người, trong đó biên chế: 10; Hợp đồng: 9

+ Ban giám hiệu: 02

+ Tổ chuyên môn: 14 (Giáo viên: 11, Cấp dưỡng: 03)

+ Tổ văn phòng    : 03 (1 kế toán, 1 y tế, 1 bảo vệ).

– Chi bộ gồm có: 08 đảng viên

– Đoàn viên công đoàn: 18;    Đoàn viên thanh  niên: 09

– Trình độ chính trị:

+ Trung cấp chính trị: 01

+ Sơ cấp chính trị: 09

– Trình độ văn hóa:

+ Ban giám hiệu: 02 ĐHMN

+ Giáo viên:

ĐHMN: 07 (63,6%)

CĐMN: 01 (9,1%)

TCMN: 03 (27,3%)

– Trình độ tin học

+ Chứng chỉ A vi tính: 02

+ Chứng chỉ B vi tính: 10

+ Chứng chỉ ƯDCNTT cơ bản: 03

– Trình độ ngoại ngữ

+ Chứng chỉ A Tiếng Anh: 01

+ Chứng chỉ B Tiếng Anh: 12

+ Chứng chỉ C Tiếng Anh: 02

* Đối chiếu với định mức thì số lượng CBGVNV đảm bảo đủ cho các bộ phận trong nhà trường.

Nhà trường có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp với quy định theo chỉ tiêu biên chế hàng năm do Phòng Giáo dục quyết định. Thực hiện tốt quyền hạn nhà trường theo Điều lệ của trường mầm non do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành, có Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức các hoạt động của trường. Nhà trường thực hiện tốt các quy chế dân chủ, quy chế làm việc, quy chế phối hợp… làm tốt công tác thi đua khen thưởng đối với cán bộ –  giáo viên –  nhân viên và trẻ, quan tâm công tác xây dựng đội ngũ, phát triển đảng.

Trường có đầy đủ phòng học cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo. Trẻ được phân theo độ tuổi được tổ chức bán trú 2 buổi/ngày. Mỗi lớp đều được bố trí 2 giáo viên.

Bộ máy tổ chức của trường luôn phát huy hiệu quả, đẩy mạnh mọi hoạt động giảng dạy và các phong trào nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Định kỳ có tổ chức đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm ở từng lớp cùng với sự tham gia của Ban giám hiệu nhà trường. Để động viên và thúc đẩy mọi hoạt động Hội đồng trường kết hợp cùng nhà trường, Công đoàn đề xuất tuyên dương, nêu gương điển hình các cá nhân, các hoạt động sôi nổi hiệu quả qua từng kỳ.

Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư liên tịch 06/2015/TTLTBGDĐTBNV của Bộ Giáo dục  Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT

Nhà trường có đủ số lượng nhân viên theo quy định tại Thông tư số 06/2015/TTLT – BGDĐT- BNV ngày 16 tháng 03 năm 2015 liên tịch Bộ Giáo dục -Đào tạo và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập gồm: 01 kế toán, 01 cán bộ y tế học đường, 03 người nấu ăn phục vụ và 01 bảo vệ

Nhân viên y tế học đường và kế toán có trình độ trung cấp theo đúng chuyên môn. Nhân viên bảo vệ và các nhân viên nấu ăn được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo công việc được giao ( Biểu số 4)

* Chất lượng giáo dục năm học 2019-2020

– Triển khai nghiêm túc Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT 100% nhóm lớp từ nhà trẻ – mẫu giáo.

– Đầu tư giáo án làm đồ dùng đồ chơi, tổ chức các hoạt động cho trẻ có nề nếp, phát huy sáng tạo. Thực hiện nội dung chương trình GDMN một cách mềm dẽo linh hoạt và sáng tạo.

– Xây dựng các tiết dạy mẫu, tiết thao giảng theo chuyên đề hàng tháng và thực hiện thao giảng cụm theo kế hoạch của ngành

– Tổ chức các ngày hội lễ chú trọng nội dung chất lượng giáo dục toàn diện, tạo ở trẻ ấn tượng sâu sắc, làm phong phú tâm hồn trẻ, hình thành ở trẻ lòng yêu quê hương, tự hào về truyền thống dân tộc (tổ chức ngày  hội Trung Thu, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6). Đan xen trong các hoạt động cho trẻ làm quen với các bài hát dân ca, hò vè, trò chơi dân gian.

– Phối hợp với PHHS các nội dung giáo dục qua góc tuyên truyền, sổ bé ngoan hàng tháng.

– Tổ chức lớp năng khiếu: thể dục nhịp điệu, xây dựng đội văn nghệ trong nhà trường.

– Việc giáo dục lễ giáo được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Đặc biệt là tập thể sư phạm trong nhà trường luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.

– Trang bị  tương đối đầy đủ các loại đồ dùng dạy học, đồ chơi theo Thông tư 02 để phục vụ cho việc học tập, vui chơi của trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới.

– Tổ chức thi GVDG-CNG cấp cơ sở có 09/09 giáo viên, nhân viên đạt

– Có 3 sáng kiến được Phòng GD&ĐT xét đạt.

– Duy trì và nâng cao việc tổ chức các hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ được vui chơi tự nguyện, hứng thú và thể hiện vai chơi một cách sáng tạo.

– Tổ chức thi GVDG-CNG cấp cơ sở có 09/09 giáo viên đạt gải (3 giải nhì: Khoa, Quí, Tràng; 3 giải 3: Vân, Sen, Hà; 3 giải KK: My, Nhẹ, Dương)

– Có 3 sáng kiến được Phòng GD&ĐT xét đạt.

– Duy trì và nâng cao việc tổ chức các hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ được vui chơi tự nguyện, hứng thú và thể hiện vai chơi một cách sáng tạo.

– Đã kiểm tra toàn diện 1 cô nuôi, xếp loại: khá

– Kiểm tra hoạt động nhà giáo 3 giáo viên. Xếp loại: 1 tốt, 2 khá

– Kiểm tra chuyên đề: 7 GV(64%). Kết quả xếp loại: 4 tốt, 3 khá

– Kiểm tra HSSS giáo viên: 11/11 GV. Xếp loại: Tốt 05/11 (45%); Khá: 6/11 (54%);  Hồ sơ kế toán, thủ quỹ xếp loại Tốt

– Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: 11/11 GV, trong đó: Xếp loại: Tốt: 04/11 GV (36%); Khá: 6/11 GV (55%), Đạt 1/11 (9%)

– Xếp loại viên chức cuối năm: 19/19 CBVC, trong đó: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 3CBVC (16%); Hoàn thành nhiệm vụ: 16 CBVC (84%)

– Xếp loại chuẩn Hiệu trưởng: 18/19 CBVC tham gia ý kiến đánh giá chuẩn Hiệu trưởng: Xếp loại: Khá

– Xếp loại chuẩn phó Hiệu trưởng: 18/19 CBVC tham gia ý kiến đánh giá chuẩn Hiệu trưởng: Xếp loại: Tốt

– Xếp loại cô nuôi: Tốt 02 cô (67%). Khá 01 cô (23%)

– Xếp loại kế toán: Tốt; Y tế: Tốt

– Bé ngoan toàn trường: 225/225 trẻ (đạt 100%). Trong đó:  Bé ngoan xuất sắc: 92/225 trẻ đạt 41%

– Bé chuyên cần toàn trường  đạt 89% ( Giảm 2% so với cùng kỳ năm học trước).

– Theo dõi đánh giá trẻ theo 5 lĩnh vực của từng độ tuổi ( có 225/225 trẻ được đánh giá).

Kết quả đánh giá trẻ đạt theo các lĩnh vực giáo dục

         Lĩnh

       vực

 

Khối                   

Lĩnh vực 1 Lĩnh vực 2 Lĩnh vực 3 Lĩnh vực 4 Lĩnh vực 5
Phát triển

Thể chất

Phát triển

Nhận thức

Phát triển

Ngôn ngữ

Phát triển

Tình cảm-xã hội

Phát triển

Thẫm mỹ

Đạt Chưa

đạt

Đạt Chưa

đạt

Đạt Chưa

đạt

Đạt Chưa

đạt

Đạt Chưa đạt

51 trẻ

 

48 trẻ

94 %

 

 

03 trẻ

06%

 

47 trẻ

92%

 

04 trẻ

08 %

 

 

48 trẻ

94 %

 

 

03 trẻ

06%

 

48trẻ

94%

 

03 trẻ

06%

 

 

47 trẻ

92 %

 

 

04 trẻ

08 %

 

 

Chồi

65 trẻ

 

60 trẻ

92%

 

 

05 trẻ

08%

 

 

60 trẻ

92%

 

 

05 trẻ

08%

 

 

61 trẻ

94%

 

 

04 trẻ

06%

 

 

62 trẻ

95%

 

03trẻ

05%

 

57 trẻ

88%

 

 

08 trẻ

12%

 

 

Mầm

76 trẻ

 

73 trẻ

96%

 

 

03 trẻ

04%

 

61trẻ

80%

 

15 trẻ

20%

 

 

69 trẻ

91%

 

 

08 trẻ

09%

 

71 trẻ

93%

 

05 trẻ

07%

 

 

56 trẻ

  74%

 

 

20 trẻ

26%

 

 

 

Nhóm trẻ

33 trẻ

 

 

 

23 trẻ

70%

 

 

10 trẻ

30%

 

 

24 trẻ

73%

 

 

09 trẻ

27%

 

 

26 trẻ

79%

 

 

 07 trẻ

21%

 

22 trẻ

67%

 

 

11 trẻ

33%

 

 

   

 

 

 + Kết quả đánh giá chuẩn trẻ 5 tuổi:  Trẻ đạt: 51/51 ( 100%).

Qua các chuyên đề, giáo viên hiểu được nội dung, mục đích yêu cầu của chương trình.

Có sự  vận dụng sáng tạo trong tổ chức hoạt động, đội ngũ hầu hết là giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn vượt chuẩn, nhiệt tình và có phong cách phù hợp với sự mềm dẻo, linh hoạt của chương trình.

Nhà trường có sự đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện phục vụ chương trình. Giáo viên tích cực trong việc tự làm ĐDDH, ứng dụng CNTT trong việc khai thác, cung cấp kiến thức, tổ chức các trò chơi, tạo môi trường giáo dục …theo chủ đề

  1. Công khai thu chi tài chính:

          a/ Tình hình tài chính của nhà trường

Thực hiện công khai theo Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Cụ thể theo các nội dung sau:

– Thông báo công khai dự toán thu chi năm 2019 (Biểu số 2)

– Thông báo công khai quyết toán thu chi nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn khác năm 2019 (Biểu số 4)

– Quyết toán và sử dụng nguồn thu năm 2019 ( Phụ lục số 1)

b/ Học phí và các khoản thu khác từ người học

Mức thu học phí và các khoản thu khác năm học 2019-2020 thống nhất theo biên bản cuộc họp Ban đại diện cha mẹ trẻ và phụ huynh các nhóm lớp ngày 15/09/2019, cụ thể như sau :

 

TT Loại quỹ Mức thu Ghi chú
1 Học phí 700.000  đồng/trẻ/tháng Quyết định 11132/QĐ-UBND
2 Tiền ăn 27.000 đồng/xuất/ngày
3 Chăm sóc bán trú 300.000 đồng/trẻ/tháng Phục vụ ăn sáng, ăn chiều
4 Chăm sóc ngoài giờ ngày thứ 7 200.000 đồng/trẻ/tháng Phục vụ ngày thứ bảy
  1. Các khoản chi theo từng năm học
Năm học Nội dung Tổng số tiền Kinh phí từ

các nguồn

 

 

 

2019-2020

 

– PM quản lý trường học

– Mua Camera giám sát

– Tủ đựng HSKĐCLGD

– Tủ đựng đồ dung cá nhân trẻ

– Bảng hiển thị TT điện tử

 

10.000.000 đ

15.500.000 đ

14.550.000 đ

29.100.000 đ

48.500.000 đ

TC:      117.650.000đ

CSBT:   10.000.000 đ

Tiền hè: 15.500.000đ

HP:        14.550.000 đ

HP:        29.100.000 đ

HP:        48.500.000 đ

* Bảng theo dõi  thu nhập/tháng CBGVNV  (Năm 2019)

TT Nội dung Cán bộ

quản lý

( 2 người)

Giáo viên

(10 người)

Nhân viên

(5 người)

2 Thu nhập

bình quân/tháng

10.055.000 4.200.000 3.400.000
3 Thu nhập

cao nhất/tháng

12.795.000 10.470.000 4.948.000
4 Thu nhập

thấp nhất/tháng

7.315.000 2.585.000 3.250.000
  1. Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hàng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội

Thực hiện chính sách miễn giảm học phí: Thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021.

đ. Kết quả kiểm toán (Không có kiểm toán)

Trên đây là báo cáo kết quả 3 công khai đầu năm học 2019-2020 của nhà trường  kính báo cáo với đoàn thanh tra Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn. Rất mong sự chỉ đạo, quan tâm và giúp đỡ của đoàn.                                                                           

III. HÌNH THỨC VÀ THỜI ĐIỂM CÔNG KHAI

  1. Hình thức công khai

– Công khai trên website của nhà trường.

– Niêm yết công khai tại bảng tin của nhà trường.

– Công khai trong các kỳ họp, hội nghị ban đại diện CMT.

  1. Thời điểm công khai

Công khai định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm, khi kết thúc năm học, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và cập nhật khi khai giảng năm học (tháng 9) và khi có thông tin mới hoặc thay đổi.  (Kèm theo 4 biểu mẫu công khai)

Trên đây là báo cáo về kết quả thực hiện công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT-KHTC của trường Mầm non Phong Lan./.

 

Nơi nhận:

– Phòng GD&ĐT (b/c);

– BGH, Các bộ phận liên quan;

– Lưu VT.

              PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

           Nguyễn Thị Thanh Huyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu 01

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUY NHƠN

TRƯỜNG  MẦM NON PHONG LAN

THÔNG BÁO

Cam kết chất lượng giáo dục của trường Mầm non Phong Lan cuối năm

Năm học 2019 -2020

 

STT Nội dung Nhà trẻ Mẫu giáo
I Chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ dự kiến đạt được  – Tổng số trẻ : 33

– Trẻ khỏe mạnh cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo độ tuổi. Có 100% trẻ đạt ở kênh bình thường.

– Trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra đối với lứa tuổi NT 24- 36 tháng

– Tổng số trẻ : 192

– Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo độ tuổi. Có  93.8% trẻ đạt ở kênh bình thường.

– Trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra đối với trẻ lứa tuổi Mẫu giáo

II Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường thực hiện Thực hiện Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của CTGDMN ban hành kèm theo TT 17/2009/TT-BGDĐT. Thực hiện Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của CTGDMN ban hành kèm theo TT 17/2009/TT-BGDĐT.
III Kết quả đạt được trên trẻ theo các lĩnh vực phát triển * Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:

+ Đạt: 26 trẻ (đạt 79%); Chưa đạt: 07 trẻ ( đạt 21%);

* Lĩnh vực phát triển TC-KNXH và thẩm mỹ:

+ Đạt: 22 trẻ (đạt 67%); Chưa đạt: 11 trẻ ( đạt 33%);

* Lĩnh vực phát triển thể chất

+ Đạt: 23 trẻ ( đạt 70%); Chưa đạt: 10 trẻ ( đạt 30 %);

* Lĩnh vực phát triển nhận thức

+ Đạt: 24 trẻ ( đạt 73%); Chưa đạt: 09 trẻ ( đạt 27%);

 

 * Lĩnh vực phát triển thể chất:

– Mầm: Đạt: 73 trẻ (đạt 96%); Chưa đạt: 03 trẻ ( đạt 04%);

– Chồi: Đạt: 60 trẻ (đạt 92%); Chưa đạt: 05 trẻ ( đạt 08%);

– Lá: Đạt: 48 trẻ (đạt 94%); Chưa đạt: 03 trẻ ( đạt 06%);

* Lĩnh vực phát triển nhận thức:

– Mầm: Đạt: 61 trẻ (đạt 80%); Chưa đạt: 15 trẻ ( đạt 20%);

– Chồi: Đạt: 60 trẻ (đạt 90%); Chưa đạt: 05 trẻ ( đạt 08%);

– Lá: Đạt: 47 trẻ (đạt 92%); Chưa đạt: 04 trẻ ( đạt 08%);

* Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:

– Mầm: Đạt: 69 trẻ (đạt 91%); Chưa đạt: 08 trẻ ( đạt 09%);

– Chồi: Đạt: 61 trẻ (đạt 94%); Chưa đạt: 04 trẻ ( đạt 06%);

– Lá: Đạt: 48trẻ (đạt 94%); Chưa đạt: 03 trẻ ( đạt 06%);

* Lĩnh vực phát triển TC–XH:

– Mầm: Đạt: 71 trẻ (đạt 93%); Chưa đạt: 05 trẻ ( đạt 07%);

– Chồi: Đạt: 62 trẻ (đạt 95%); Chưa đạt: 03 trẻ ( đạt  05%);

– Lá: Đạt: 48 trẻ (đạt 94%); Chưa đạt: 03 trẻ ( đạt 06%);

* Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:

– Mầm: Đạt: 56trẻ (đạt 74%); Chưa đạt: 20 trẻ ( đạt 26%);

– Chồi: Đạt: 57 trẻ (đạt 88%); Chưa đạt: 08trẻ ( đạt 12%);

– Lá: Đạt: 47trẻ (đạt 92%); Chưa đạt: 04 trẻ ( đạt 08%);

* Kết quả đánh giá bộ chuẩn phát triển trẻ mẫu giáo 5 tuổi: Tổng số trẻ được theo dõi đánh giá: 51/51 trẻ (đạt tỉ lệ 100%).

IV Các hoạt động hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non  * Đảm bảo về cơ sở vật chất:

– Phòng học theo đúng điều lệ trường mầm non.

– Đồ dung thiết bị dạy học, đồ chơi và học liệu, tài liệu theo Thông tư 34/2013- BGD&ĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng BGD&ĐT .

– Vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi. Nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn theo điều lệ trường mầm non và Quyết định số 08/2005 của Bộ y tế

– Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nguồn điện thắp sáng phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ.

* Đảm bảo số lượng đội ngũ giáo viên, CBQL nhân viên theo điều lệ trường mầm non và chất lượng đội ngũ đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp.

* Đảm bảo về cơ sở vật chất:

– Phòng học theo đúng điều lệ trường Mầm non.

– Đồ dùng, thiết bị dạy học, đồ chơi và học liệu, tài liệu theo thông tư 34 /2013- BGD&ĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng BGD&ĐT.

– Vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi. Nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn theo điều lệ trường mầm non và Quyết định số 08/2005 của Bộ y tế

– Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nguồn điện thắp sáng phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ.

* Đảm bảo số lượng đội ngũ giáo viên, CBQL nhân viên theo điều lệ trường mầm non và chất lượng đội ngũ đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp.

 

Quy Nhơn, ngày 27 tháng 07 năm 2020

Thủ trưởng đơn vị

 

Nguyễn Thị Thanh Huyền

 

           Biểu mẫu 02

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUY NHƠN

TRƯỜNG  MẦM NON PHONG LAN

THÔNG BÁO

Công khai chất lượng giáo dục trường Mầm non Phong Lan cuối năm.

Năm học 2019 -2020

STT Nội dung Tổng số trẻ em Nhà trẻ Mẫu giáo
3-12 tháng tuổi 13-24 tháng tuổi 25-36 tháng tuổi 3-4 tuổi 4-5 tuổi 5-6 tuổi
I Tổng số trẻ em 225 33 76 65 51
1 Số trẻ em nhóm ghép 0 0 0 0
2 Số trẻ em học 1 buổi/ngày 0 0 0 0
3 Số trẻ em học 2 buổi/ngày 225 33 76 65 51
4 Số trẻ em khuyết tật học hòa nhập 0 0 0 0
II Số trẻ em được tổ chức ăn bán trú 225 33 76 65 51
III Số trẻ em được kiểm tra định kỳ sức khỏe 225 33 76 65 51
IV Số trẻ em được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng 225 33 76 65 51
V Kết quả phát triển sức khỏe của trẻ em 225 33 76 65 51
1 Số trẻ cân nặng bình thường 213 33 72 61 47
2 Số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 1 1
3 Số trẻ có chiều cao bình thường 221 33 72 65 51
4 Số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 2 2 0 0
5 Số trẻ thừa cân béo phì 11 3 4 4
VI Số trẻ em học các chương trình chăm sóc giáo dục 238 88 73 77
1 Chương trình giáo dục nhà trẻ
2 Chương trình giáo dục mẫu giáo 225 33 65 65 51

 

Quy Nhơn, ngày 27 tháng 07 năm 2020

          Thủ trưởng đơn vị

 

     Nguyễn Thị Thanh Huyền

 

 

 

Biểu mẫu 03

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUY NHƠN

TRƯỜNG  MẦM NON PHONG LAN

THÔNG BÁO

Công khai thông tin cơ sở vật chất của trường Mầm non Phong Lan cuối năm

Năm học 2019-2020.

STT Nội dung Số lượng Bình quân
I Tổng số phòng 6 Số 0,27m2/trẻ em
II Loại phòng học
1 Phòng học kiên cố
2 Phòng học bán kiên cố
3 Phòng học tạm
4 Phòng học nhờ
III Số điểm trường 01
IV Tổng diện tích đất toàn trường (m2) 966,2 m2
V Tổng diện tích sân chơi (m2) 641 m2
VI Tổng diện tích một số loại phòng
1 Diện tích phòng sinh hoạt chung (m2) 292 m2 1,30 m2/ trẻ
2 Diện tích phòng ngủ (m2)
3 Diện tích phòng vệ sinh (m2) 40 m2 0,18 m/trẻ
4 Diện tích hiên chơi (m2) 48 m2 0,21 m2/trẻ
5 Diện tích phòng giáo dục thể chất (m2) 36m2
6 Diện tích phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng (m2)
7 Diện tích nhà bếp và kho (m2) 47,7 m2
VII Tổng số thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu (Đơn vị tính: bộ) Số bộ/nhóm (lớp)
1 Số bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu hiện có theo quy định: 674 Lá 124 bộ/1 lớp

Chồi 126 bộ/1 lớp

Mầm 104 bộ/1 lớp

Nhà trẻ (24-36 tháng) 90 bộ/1 lớp

2 Số bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu còn thiếu so với quy định
VIII Tổng số đồ chơi ngoài trời 01 Số bộ/sân chơi (trường)
IX Tổng số thiết bị điện tử-tin học đang được sử dụng phục vụ học tập (máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh kỹ thuật số v.v… ) 6
X Tổng số thiết bị phục vụ giáo dục khác (Liệt kê các thiết bị ngoài danh mục tối thiểu theo quy định) Số thiết bị/nhóm (lớp)
1

 

Số lượng(m2)
XI Nhà vệ sinh Dùng cho giáo viên Dùng cho học sinh Số m2/trẻ em
Chung Nam/Nữ Chung Nam/Nữ
1 Đạt chuẩn vệ sinh* 15m2

(1 phòng)

40 m2

(6 phòng)

2 Chưa đạt chuẩn vệ sinh*

(*Theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non và Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu- điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh)

Không
XII Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh X
XIII Nguồn điện (lưới, phát điện riêng) X
XIV Kết nối internet X
XV Trang thông tin điện tử (website) của cơ sở giáo dục X
XVI Tường rào xây X
.. ….

 

Quy Nhơn, ngày 27 tháng 07 năm 2020

Thủ trưởng đơn vị

 

Nguyễn Thị Thanh Huyền

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu 04

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUY NHƠN

TRƯỜNG  MẦM NON PHONG LAN

 

THÔNG BÁO

Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên

của trường Mầm non Phong Lan cuối năm học 2019-2020.

 

STT Nội dung Tổng số Trình độ đào tạo Hạng chức danh nghề nghiệp Chuẩn nghề nghiệp
TS ThS ĐH TC Dưới TC Hạng IV Hạng III Hạng II Tốt Khá Đạt Chưa đạt
  Tổng số giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên 19 9 1 5 4 4 4 5 7 1
I Giáo viên 11 07 1 3 4 2 4 6 1
1 Nhà trẻ 2 1 1 1 1
2 Mẫu giáo 9 6 1 2 3 2 4 5 1
II Cán bộ quản lý 2 2 2 1 1
1 Hiệu trưởng 1 1 1 1
2 Phó hiệu trưởng 1 1 1 1
III Nhân viên 6
1 Nhân viên văn thư
2 Nhân viên kế toán 1 1
3 Thủ quỹ
4 Nhân viên y tế 1 1
5 Nhân viên khác 4 4

Quy Nhơn, ngày 27 tháng 07 năm 2020

Thủ trưởng đơn vị

 

 

Nguyễn Thị Thanh Huyền